Kết quả tìm kiếm cho "Xóm Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 94
Với ý thức tự lực, tự cường, tập thể cán bộ và người dân ấp Tô Thuận (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) đã phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp; diện mạo phum, sóc ngày càng cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao.
Có những nghề thủ công truyền thống tồn tại đến nay chỉ còn vài người níu giữ, nhưng vào khoảnh khắc nhất định, người ta lại chú ý đến sự hiện hữu của nét văn hóa hiếm hoi ấy. Những người thợ điêu luyện trong nghề được cộng đồng trân trọng gọi là nghệ nhân, vượt lên cả nhu cầu mưu sinh vì cuộc sống vẫn miệt mài vì mong muốn giữ lại nét truyền thống vốn có của quê hương mình.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Duy trì và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm tỉnh An Giang phát triển sản phẩm đặc trưng. Các sản phẩm này đã và đang được du khách gần xa biết đến, tạo điểm nhấn trong việc phát triển du lịch địa phương.
Cùng với các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là xây dựng đời sống văn hóa) được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) quan tâm triển khai thực hiện, với nhiều cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực, nhận được hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân.
Ngày xưa, nhiều loại bánh dân dã, “cây nhà lá vườn” được các mẹ, các chị chế biến từ nguyên, vật liệu phổ biến quanh nhà. Họ gói ghém lòng yêu thương vào từng cái bánh, gửi đến con cháu chút quà quê. Khi cuộc sống khấm khá hơn, nhiều món ăn vặt phong phú, mới lạ, từ trong đến ngoài nước ồ ạt xuất hiện, bánh quê khiêm tốn nép mình bên những gian hàng nhỏ, khi có khi vắng.
Với Quyết định 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thoại Sơn trở thành huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên trong tỉnh. Đây là “quả ngọt” sau thời gian dài phấn đấu, khắc phục khó khăn, là cơ sở, động lực để An Giang hướng đến mục tiêu xây dựng NTM thành những “miền quê đáng sống”, nơi đáng để quay về và níu chân du khách.
Thoại Ngọc Hầu, một danh thần của nhà Nguyễn, công thần trong việc gầy dựng cơ nghiệp của Vua Gia Long (Nguyễn Ánh), người có nhiều công lao to lớn đối với đất nước, vùng đất Nam Bộ và đặc biệt là vùng đất An Giang. Tầm nhìn chiến lược và những công trình Ông để lại hậu thế không những đã đặt nền móng cho quá trình khẩn điền, mở cõi vùng Nam Bộ trong thế kỷ XIX, mà còn mang ý nghĩa đặc biệt đến hôm nay và mai sau.
Báo An Giang nhận được đơn của bà Néang Ngêu (ngụ khóm Tô Lợi, thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn) khiếu nại tranh chấp quyền sử dụng đất, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tri Tôn đã thụ lý hồ sơ quá lâu nhưng chưa đưa ra xét xử.
Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn huyền bí, các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, An Giang được biết đến là nơi có nhiều địa điểm du lịch (DL) tâm linh khá nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách gần xa.
Kho tàng văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer rất phong phú, đặc sắc, được gìn giữ đến ngày nay một phần nhờ cộng đồng và những cá nhân tâm huyết. Các ngày hội lớn, lễ cúng, cưới hỏi… là không gian để các giá trị bản sắc được duy trì và lan tỏa.
Văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vùng Bảy Núi (An Giang) còn mang tính cộng đồng rất đậm nét. Vì thế, trong mỗi dịp lễ quan trọng, quy mô từ gia đình đến cả phum sóc đều chung không khí nhộn nhịp, rộn ràng.